tra cứu kết quả học tập

"Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 23/10 đã ký nghị định thư về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển v html là gì

【html là gì】Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu duyệt Thụy Điển vào NATO

"Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 23/10 đã ký nghị định thư về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và trình lên quốc hội",ổNhĩKỳbắtđầuduyệtThụyĐiểnvàhtml là gì văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Đây là bước đầu tiên để quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Để trở thành thành viên của NATO, Thụy Điển cần được quốc hội tất cả các nước thành viên phê duyệt đơn xin gia nhập.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson mô tả đây là "thông tin khích lệ". "Giờ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giải quyết công việc còn lại", ông Kristersson cho biết. "Chúng tôi mong chờ được trở thành thành viên NATO".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh động thái của Ankara, kêu gọi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Washington cũng có quan điểm tương tự.

Theo một nguồn tin ngoại giao châu Âu, ông Stoltenberg kỳ vọng Thụy Điển có thể gia nhập NATO tại cuộc họp tiếp theo của ngoại trưởng các nước thành viên liên minh vào ngày 28-29/11.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara ngày 11/10. Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara ngày 11/10. Ảnh: AFP

Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5/2022 nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết về quân sự. Phần Lan ngày 4/4 gia nhập thành công, sau khi nhận được sự ủng hộ từ quốc hội 30 nước thành viên, trong khi Thụy Điển nhiều tháng qua gặp trở ngại từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu cáo buộc Thụy Điển chứa chấp các "phần tử khủng bố" người Kurd và yêu cầu nước này dẫn độ nghi phạm theo yêu cầu của Ankara. Ankara còn phẫn nộ khi giới chức Stockholm cho phép người biểu tình đốt kinh Koran.

Tổng thống Erdogan hồi tháng 7 cam kết chuyển đơn của Thụy Điển cho quốc hội phê chuẩn khi cơ quan này làm việc trở lại vào ngày 1/10. Tuy nhiên, khi quốc hội nhóm họp trở lại, Ankara tiếp tục yêu cầu Stockholm có bước đi kiên quyết để trấn áp đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và Mỹ coi là khủng bố.

Giới chức Hungary trước đó ngụ ý sẽ theo sau Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề này.

"Hungary từng nhiều lần nói rằng họ không muốn là bên đi sau cùng trong quy trình", Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom nói với hãng tin TT ngày 23/10. "Quy trình phê chuẩn đã bắt đầu ở Ankara. Chúng tôi cho rằng động thái tương tự sẽ sớm bắt đầu ở Budapest".

Vị trí các nước NATO. Đồ họa: Tiến Thành

Vị trí các nước NATO. Đồ họa: Tiến Thành

Như Tâm(Theo AFP, Reuters)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap